Năm 2010, do cuộc sống gia đình thường xuyên mâu thuẫn, thủ tục xin ly hôn không thể sống chung với nhau dưới một mái nhà nên vợ chồng anh TVB đã cùng ký tên gửi đơn ra tòa xin công nhận việc thuận tình ly hôn.
TAND một huyện của tỉnh S. nhận thấy không có tính tranh chấp trong đơn xin ly hôn của họ. Đúng ra theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) thì tòa phải thụ lý theo thủ tục việc dân sự. Tuy nhiên, tòa đã hướng dẫn anh B. sửa lại đơn khởi kiện theo hướng chỉ anh B. là người yêu cầu ly hôn (có yếu tố tranh chấp) để tòa thụ lý thành vụ án dân sự. Theo cán bộ tòa nói với anh B., trong quá trình hòa giải, tòa sẽ hướng vụ án này theo trường hợp thuận tình ly hôn để vận dụng Điều 90 Luật Hôn nhân và tư vấn ly hôn đơn phương Gia đình (LHNVGĐ) ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Nhiều thẩm phán cho biết sở dĩ các tòa “ngại” giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn theo thủ tục việc dân sự vì thủ tục này rườm rà, phức tạp và không đúng bản chất của ly hôn. Trước thực tế đang tồn tại song song hai loại thủ tục giải quyết trường hợp thuận tình ly hôn (theo khoản 2 Điều 28 BLTTDS và thủ tục ly hôn đơn phương theo Điều 90 LHNVGĐ), nhiều chuyên gia đề xuất pháp luật nên sửa lại thống nhất theo hướng không nên coi thuận tình ly hôn là việc dân sự vì các lý do sau:
Thứ nhất, Điều 89 LHNVGĐ quy định dù vợ chồng có thuận tình ly hôn nhưng tòa chỉ giải quyết cho ly hôn khi xét thấy tình trạng hôn nhân đến mức trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được. Như vậy, bản chất quan hệ hôn nhân tư vấn thủ tục ly hôn giữa hai vợ chồng vẫn có tranh chấp, bất đồng. Việc thuận tình ly hôn lúc này chỉ là một trong những giải pháp mà họ lựa chọn để giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, nếu BLTTDS coi thuận tình ly hôn là việc dân sự mà khi giải quyết vẫn quy định tòa phải tổ chức hòa giải thì tự nhiên lại thành mâu thuẫn. Bởi lẽ bản chất của việc dân sự là giữa hai bên đương sự không có yếu tố tranh chấp. Mà đã không có tranh chấp thì không cần hòa giải.
Thứ ba, thực tiễn cho thấy khi giải quyết yêu cầu công nhận thủ tục xin ly hôn thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn bằng thủ tục việc dân sự lại phức tạp và mất thời gian hơn nhiều so với thủ tục vụ án.
Cụ thể, nếu là việc dân sự, VKS sẽ phải tham gia 100% các phiên họp, tức tòa phải chuyển hồ sơ cho VKS để nghiên cứu để tham gia, mất thời gian. Cạnh đó, quyết định giải quyết việc dân sự không có hiệu lực thi hành ngay mà còn có thể bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm.
Còn khi coi việc thuận tình ly hôn là ly hôn vụ án dân sự thì sau khi thụ lý, tòa triệu tập các đương sự hòa giải, nếu vợ chồng thỏa thuận được với nhau về việc nuôi con, chia tài sản thì tòa ra ngay quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét